Skip to main content

Maketing 3.0 dành cho những Marketers tử tế

Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm. Maketing 2.0 lấy khách hàng làm trọng tâm và Marketing 3.0 đặt con người lên vị trí cao nhất.
Chính vì triết lý đó mà các tác giả trong quyển sách này đã khuyên các công ty (đại diện là những người làm marketing) nên chọn kinh doanh bền vững.
Kinh doanh bền vững tức là tạo ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của phần đông dân chúng, chứ không nên chỉ tập trung vào những khách hàng có thu nhập trung, cao để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể, thậm chí đánh đổi cả việc làm ô nhiễm môi trường.
Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp từ bỏ hoàn toàn những sản phẩm - khách hàng hiện tại, mà hãy cải tiến nó để nó phục vụ được số đông khách hàng hơn (lấy số lượng khách gia tăng để bù lợi nhuận mất đi do giảm giá)
Để làm được việc đó thì vai trò của Marketers là vô cùng quan trọng. Chính họ là người phải thấu hiểu những khó khăn, những vấn đề mà nhân loại đang gặp phải để có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới, hay cải thiện những quy trình hiện tại hoặc thậm chí là người truyền bá cho xu hướng xanh, xu hướng bền vững đến cho nhiều người hơn nữa để họ chấp nhận mua sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp xã hội, để doanh nghiệp xã hội trong tương lai có tên trong biểu đồ khi các quốc gia tính tỷ trọng đóng góp cho GDP của các loại hình doanh nghiệp hàng năm 😁😁😁
Và câu hỏi đặt ra là làm sao Marketers có thể áp dụng những giá trị cao cả, tốt đẹp và giàu tính nhân văn của Marketing 3.0 vào trong doanh nghiệp?
Đầu tiên là chúng ta cần phải xác định được Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi. Và cả 03 thứ này đều phải hướng đến những giá trị bền vững, nhân văn.
Sau khi xác định rõ được 03 thứ trên thì chúng ta cần phải truyền tải liên tục nó đến cho nhân viên, khách hàng và đối tác để họ hiểu và cùng chung tay với chúng ta để đạt được những điều đó.
Ngoài ra, chúng ta phải tạo ra những sản phẩm - dịch vụ mà có thể giúp ta đat được 03 thứ đã đề ra. Ví dụ
- Sứ mệnh là của doanh nghiệp là chung tay vào việc giảm đói nghèo của nhân loại
- Tầm nhìn là trở thành doanh nghiệp tiên phong, giúp đỡ nhiều người thoát nghèo nhất tại Khu vực A
- Giá trị cốt lõi: trung thực, tận tâm, sáng tạo.
-> Sản phẩm - dịch vụ: ngân hàng vi mô: cung cấp những khoản tín dụng nhỏ cho những hộ nông dân nghèo ở nông thôn.
Và vì là mục tiêu nhân văn, hướng đến số đông người dân có thu nhập thấp nên giá cả chúng ta thiết lập cũng phải thấp (hoặc chia nhỏ sản phẩm ra để người tiêu dùng dễ mua ví dụ như mua gói dầu gội nhỏ thay vì cả chai lớn)
Để có thể đưa sản phẩm của chúng ta đến với nhiều người hơn thì kênh phân phối của chúng ta cũng sẽ phải được thiết kế riêng. Ví dụ như những chuyến xe bán hàng lưu động, đưa sản phẩm đến với những nơi xa xôi hẻo lánh nhất để họ có thể tiếp cận được với những sản phẩm hữu ích. Ví dụ như ở thành phố bán sản phẩm X 5 đồng thì những chuyến xe lưu động có thể bán giá 7 đồng, sẽ lợi hơn rất nhiều nếu người dân ở đấy tự đi mua trên thành phố (giá mua 5 đồng nhưng chỉ phí đi lại, thời gian, hàng giả,... có thể cộng lên đến 10 đồng)
Và khâu cuối cùng là truyền thông, để sản phẩm của chúng ta đến tay những cộng đồng dân cư ở vùng sâu vùng xa, để họ hiểu và sử dụng sản phẩm của chúng ta thì những người được cộng đồng dân cư ở đấy tôn trọng (già làng, trưởng thôn, giáo viên, giáo chức,...) mới đủ tiếng nói thuyết phục nhất. Ví dụ như chúng ta biết rằng ngủ màn sẽ giúp phòng chống bệnh sốt rét, nhưng người dân ở đó không có thói quen này. Vậy thì để thuyết phục họ thay đổi thói quen thì chỉ có những người uy tín nhất cộng đồng đó đứng ra bảo lãnh thì họ mới nghe. Và khi kết quả thu về có ích từ một vài người thì họ sẽ chủ động lan truyền (word of mouth) sản phẩm của chúng ta ra phạm vi rộng hơn.
Càng nhiều người sử dụng sản phẩm - dịch vụ giàu tính con người của chúng ta thì chúng ta càng là những Marketers 3.0 tử tế hơn. Và thế giới này cũng sẽ càng trở nên tươi đẹp hơn!!!

Comments

Popular posts from this blog

Tư tưởng nào cho thời đại mới

  Có một thực trạng mà nhiều người đang gặp phải đó là sự mất định hướng trong tư tưởng: 1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chính danh nhất, được dạy nhiều nhất và cũng ít được người tin nhất. 2. Tư tưởng tư bản chủ nghĩa là không chính danh, bị hạn chế nhưng lại được nhiều người tìm hiểu nhất và mỗi người hiểu mỗi kiểu 3. Tư tưởng Phật giáo và tôn giáo nói chung là mâu thuẫn với tư tưởng xã hội chủ nghĩa đang chính danh, cũng có nhiều người theo nhưng không dám mở rộng thêm vì rất dễ phạm húy. 4. Tư tưởng Khổng giáo, đang được Trung Quốc cho phát triển vì thấy tình trạng rối ren trong xã hội hiện hành. Vậy Việt Nam có nên học theo hay không? Chúng ta đang bị lâm vào cái bẫy tư tưởng khi không có một tư tưởng nào thực sự chiếm ưu thế nên sản sinh thêm một dị vật là tư tưởng xã hội chủ nghĩa định hướng kinh tế thị trường mà cho tới nay không ai định nghĩa nó được là gì. Việc chọn tư tưởng nhất quán để đi theo có tác động rất lớn đến sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người. Một người chỉ có th

Bài thơ số 1: Lời nói hay lòng thành?

  Lời nói hay lòng thành? ----------------------- Thích một cô nàng nọ Nhắn vài lời hỏi thăm Công việc giờ thế nào Sức khỏe thì ra sao Lịch sự em trả lời Những tin nhắn bâng quơ Dạo này em cũng ổn Mọi thứ bình thường thôi Thích là chuyện ban đầu Làm sao yêu được nhau Con gái ai cũng muốn Một người chân thành thôi Nhưng thật đâu có phải Lời nói đó có tin? Em cần người vui tính Biết kể chuyện em cười Mà những lời ong bướm Chắc gì chỉ một hoa Người đàn bà chuyên chính Chẳng tin vào đường mật Vậy nên em hiểu rõ Chớ bỏ anh bơ vơ Cho dù anh nói dở Lòng thành quan trọng hơn