1. Truyền dạy hết những gì mình biết, không dấu nghề để được dạy thêm
2. Không lấy tiền của học sinh hoặc cha mẹ học sinh dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Điểm chác chỉ là một con số đánh giá mang tính thời điểm chứ không nói nên việc học sinh giỏi thì điểm cao, dốt thì điểm thấp. Điểm chỉ nên là phần thưởng mang tính động viên, nghĩa là thái độ của học sinh với việc học sẽ quyết định em đó có được nhiều điểm hơn hay ít hơn. Có thể hiểu điểm cao là học sinh đó tốt hơn, tử tế hơn chứ không phải là thông minh hơn.
4. Học sinh nên được quyền tự do tranh luận, nêu lên quan điểm của mình. Quan điểm của thầy giáo chỉ là tham khảo chứ không phải là chuẩn mực
5. Sẽ có những học sinh cực kỳ xuất sắc, nếu vậy thì em đó phải được quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt chứ không nên kéo xuống cho bằng chuẩn với những học sinh khác.
6. Giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy học sinh cách làm người. Vậy nên đã không phải là người tử tế thì không nên theo nghề giáo dục.
7. Giáo dục cũng là một nghề như bao nghề khác, học sinh là khách hàng và nhiệm vụ của anh là làm hài lòng khách hàng nhưng vẫn đúng luật và đúng đạo đức nghề nghiệp.
8. Làm giáo dục thì thường sẽ phải theo một ý chí, một khuôn mẫu, một chuẩn mực nơi anh dạy. Nhưng không vì thế mà anh đánh mất đi cái riêng của mình. Anh không thể dạy học sinh sáng tạo nếu anh là người rập khuôn và không biết sáng tạo.
9. Đối với những giáo viên khác thì anh phải như một người hợp tác, phải là một người chuyên nghiệp, và cũng coi họ như là khách hàng nội bộ để phục vụ. Khách hàng nội bộ hài lòng thì anh mới dễ dàng khiến cho khác hàng bên ngoài (học sinh) hài lòng được.
Comments
Post a Comment