Skip to main content

Posts

Showing posts from 2019

Digital Marketing dưới góc nhìn Client?!

Mình xuất thân là dân Quản trị kinh doanh sau này mới định hướng theo nghề Marketing. Hai năm trở lại đây mình cũng tìm hiểu thêm về Digital Marketing, vì thấy người người học, nhà nhà làm. Do mình không được đào tạo chính thống về Marketing nên tất cả những kiến thức, kinh nghiệm đều thu nhặt qua quá trình tự nghiên cứu, áp dụng và điều chỉnh trên thực tế kinh doanh. Đối với bản thân mình đúc kết thì Digital Marketing ko chỉ là giới hạn ở SEO, SEM, Google Ads, Facebook Ads,.... mà Digital Marketing là một bộ phận gắn liền với chiến lược Marketing chung của công ty. Nếu như công ty không có chiến lược Marketing thì Digital Marketing chỉ là chiếc áo đẹp, mặc theo mốt mà thôi - tốn tiền nhưng chẳng mang lai hiệu quả cao. Để làm tốt được Digital Marketing thì bản thân doanh nghiệp phải chọn được định vị đúng. Định vị là vô cùng quan trọng nó là cở sở để chúng ta chọn Target khi set up quảng cáo online, là cơ sở để chúng ta làm content marketing - một yếu tố sống còn cho quảng cáo t

Touch point trong PR - Marketing

Mình cũng có từng nghe đến touch point customer - điểm chạm KH, trong một vài hội thảo, ngụ ý của k/niệm này là khuyên những người làm marketing nên theo dõi hành vi của KH và cố gắng phát hiện ra những thời điểm nào, không gian nào hay người nào DN tiếp xúc với KH, để cố gắng cải thiện chất lượng của những lần tiếp xúc đó mang lại nhiều giá trị và sự hài lòng cho KH. Và kết quả là KH yêu thích SP - DV của DN hơn và tiếp tục ủng hộ DN hơn thông qua việc tái mua hoặc giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân. Tuy rằng nghe k/niệm này rồi nhưng mình chưa có dịp trải nghiệm và ngẫm nghĩ về nó. Vừa rồi, mình có đi máy bay của VA, và hôm đó đó mình cũng rảnh tâm trí hơn nên mình có chú ý tới giọng đọc tiếng Anh của các bạn tiếp viên hàng không. Giọng đọc của các bạn ấy chưa được "chuẩn" lắm và còn rất Vietnamish, trong khi trên máy bay có rất nhiều hành khách nc ngoài. Đây cũng chính là một touch point của VA, nhưng mà họ chưa làm tốt được, và nếu mình là người nc ngoài mình sẽ k

Sản phẩm tốt nhất có phải là sản phẩm chất lượng cao nhất?

Câu trả lời là không! Sản phẩm tốt nhất là sản phẩm có chất lượng phù hợp nhất, nghĩa là phù hợp với đặc tính của đối tượng khách hàng mà sản phẩm đó hướng tới (tuổi tác, sở thích, thu nhập,...) Chiếc xe SH có phải là xe máy tốt nhất không? Rõ ràng là không với những người lao động phổ thông! Đôi giầy Gucci có phải là giày tốt nhất không? Chắc chắn là không với những người có thu nhập trung bình khá! Một sản phẩm tốt nhất thể hiện ở việc doanh số bán hàng của nó cao hơn những thương hiệu cùng loại dù cho chất lượng có thấp hơn (có cơ sở phân tích hàm lượng, đặc tính, thành phần rõ ràng), bởi vì nó bán đúng cái khách hàng cần với đúng khả năng chi trả của họ. Coca làm đúng khi ghi rõ ràng nhãn mác trên sản phẩm và đây là một cách làm trung thực, dù cho bị chỉ trích. Masan thì ngược lại với sản phẩm tương ớt của mình khi bị phát hiện ra sản phẩm không phù hợp với người Nhật mà dám xuất sang Nhật và nói là nhầm lô hàng của thị trường Việt Nam, truyền thông như vậy là không trun

Marketing & PR with trust

Là người làm Marketing và Truyền thông nên tôi hiểu được việc đưa ra những content thu hút là vô cùng quan trọng vì ít nhất bạn phải làm sao cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình trước đã rồi sau đó có sale được hay không là một câu chuyện khác. Và tôi cũng hiểu rằng đa số người tiêu dùng thường mua hàng dựa trên cảm tính, vậy nên mới xuất hiện cách đặt giá sản phẩm $9.99 thay vì $10. Thế nhưng doanh nghiệp cũng phải cân nhắc rằng người tiêu dùng sẽ ngày càng thông minh hơn và họ đặc biệt ghét những thương hiệu nào giả dối và họ sẵn sàng vùi dập một cách không thương tiếc và cũng đầy cảm tính (như vụ Asanzo). Hình ảnh bên trên thể hiện cách áp dụng phương pháp định giá một cách máy móc, thậm chí còn còn có thể quy nó vào việc quảng cáo không trung thực. Với cách làm như vậy bạn chỉ có thể bán cho khách hàng một lần duy nhất (vì đã lỡ hỏi thì thường sẽ phải mua). Nhưng mà để lớn mạnh và thành công hơn nữa thì bắt buộc phải có sự ủng hộ của khách hàng (thông qua việc tái

PR - truyền thông ở doanh nghiệp nhỏ

Truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng, sản phẩm tốt nhưng có thể sẽ không cạnh tranh được nếu như truyền thông hay làm hình ảnh kém. Nhiều người nghĩ rằng doanh nghiệp mình còn bé, nên việc bán được hàng mới quan trọng còn việc làm hình ảnh là việc của các doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh. Theo mình thì quan niệm đó là là không nên, vì nếu như mình bé mà mình không làm truyền thông & hình ảnh thì làm sao nhiều người biết đến mình, để bán được nhiều sản phẩm - dịch vụ hơn để được gọi là "doanh nghiệp lớn" và để đến lúc đó mới có cơ hội làm truyền thông & hình ảnh!? Làm truyền thông & hình ảnh không nhất thiết là phải những chương trình hoành tráng, tốn kém. Làm truyền thông & hình ảnh là một quá trình xây dựng từ từ, kiên nhẫn, từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như bạn có thể xây dựng hình ảnh thông qua việc chau chuốt card visit, tờ rơi, những bài viết trên trang cá nhân của bạn,... chính những việc trau truốt tỷ mỉ như vậy thì nó cũng truyền một thôn

Positioning - định vị ở doanh nghiệp nhỏ

Khái niệm positioning - định vị ở nhiều doanh nghiệp Việt còn khá là mới mẻ (đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ) bởi vì đa số vẫn đang chăm chút cho sản phẩm - dịch vụ chứ ít người nghĩ đến branding - làm thương hiệu. Định vị vô cùng quan trọng, nó khiến cho mọi hoạt động marketing hay branding hoạt động được nhất quán, nó như một sợi chỉ vô hình nối các hoạt động đó lại với nhau. Định vị chính   là cơ sở tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Bởi vì hiện tại chúng ta có rất nhiều thị trường ngách và rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ trong thị trường đó. Nếu như tất cả các doanh nghiệp trong ngành chỉ "làm sản phẩm" mà không "làm thương hiệu" thì việc doanh nghiệp chúng ta là người đầu tiên bắt đầu định vị và xây dựng các hoạt động dựa trên định vị đó thì chúng ta sẽ vượt lên trên các doanh nghiệp cùng ngành đó. Và khi chúng ta có thương hiệu trong ngành (dù là ngành hẹp) thì khách hàng vẫn ưu tiên sử dụng sản phẩm - dịch vụ của chúng

Marketing trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Là một doanh nghiệp nhỏ thì việc làm Marketing sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, bởi vì: - Hạn chế về nhân lực, bạn khó có thể mong đợi có hẳn một phòng maketing để chuyên môn hoá và phân công công việc cụ thể, có thể bạn sẽ làm tất cả mọi việc - Hạn chế về ngân sách, bạn khó có thể mong chờ được cấp một "ngân sách không giới hạn", vậy nên bạn buộc phải sáng tạo hơn với một lượng tiền ít ỏi - Hạn chế về chuyên môn, bạn khó có thể mong chờ được cũng cấp những case study thành công lẫn thất bại từ những người đi trước, thành hay bại là bạn phải chịu trách nhiệm tất. Vậy thì với những hạn chế trên bạn có dám làm Marketing cho công ty nhỏ hay không? Và nếu như chẳng ai làm Marketing cho công ty nhỏ thì chắc có lẽ các "gã khổng lồ" sẽ "bất tử" phải không? Câu trả lời là không? Chẳng công ty lớn nào mà tồn tại mãi cả! Để Maketing cho công ty nhỏ thì bạn cũng cần phải làm bài bản giống như những gì mà công ty lớn họ làm nhưng được

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt đang nằm ở đâu?

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cố tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trên thế giới từ những thập niên 30-40 của thế kỷ trước người ta đã tìm thấy lợi thế cạnh tranh của mình bằng việc sản xuất hàng loạt, sản xuất càng nhiều càng đạt được lợi thế nhờ quy mô, chi phí càng rẻ, lợi nhuận càng cao. Nhưng mà lợi thế này không bền vững vì khi sản lượng đến một mức nào đó thì khi tăng lên chi phí sẽ không giảm mà lại tăng. Và đối thủ họ cũng dần bắt kịp được sản lượng của mình và cũng giảm được chi phí nhờ quy mô. Vậy thì làm cách nào để công ty đạt lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác, chỉ còn cách là giảm các chi phí không cần thiết xuống, làm sao để lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư là lớn nhất, đây chính là thời đại hoàng kim của các nhà hoạch định tài chính vào những năm 50-60 của thế kỷ trước (đây chính là chiến lược dẫn đầu về chi phí của M. Porter). Nhưng mà những lợi thế này vẫn không bền vững vì những công ty đi sau họ vẫn có thể học hỏ

Mô hình Marketing toàn diện

Để hoạt động marketing của doanh nghiệp được hoạt động tốt và đáp ứng được nhu cầu của tất cả các bên (không chỉ khách hàng mà còn cả nhân viên và các đối tác khác) thì doanh nghiệp cần phải có một mô hình Marketing toàn diện để: - Quản lý nhu cầu của khách hàng - Tối đa hóa nguồn lực bên trong - Kết nối tốt với mạng lưới các đối tác Và tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều xoanh quanh quy trình: - Tìm kiếm giá trị - Kiến tạo giá trị - Cung cấp giá trị đó cho các bên trong mô hình Trong mô hình Marketing toàn diện, để phát triển và đổi mới, doanh nghiệp cần phải rà soát lại: - Cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp đã phù hợp chưa? - Chính sách sản phẩm có hấp dẫn không? - Hoạt động Marketing đã chuyên nghiệp chưa? - Hệ thống vận hành đã tối ưu chưa? Nếu xây dựng được mô hình Marketing này thì doanh nghiệp sẽ tự tin cạnh tranh bền vững với các doanh nghiệp khác trên thị trường

Maketing 3.0 dành cho những Marketers tử tế

Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm. Maketing 2.0 lấy khách hàng làm trọng tâm và Marketing 3.0 đặt con người lên vị trí cao nhất. Chính vì triết lý đó mà các tác giả trong quyển sách này đã khuyên các công ty (đại diện là những người làm marketing) nên chọn kinh doanh bền vững. Kinh doanh bền vững tức là tạo ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của phần đông dân chúng, chứ không nên chỉ tập trung vào những khách hàng có thu nhập trung, cao để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể, thậm chí đánh đổi cả việc làm ô nhiễm môi trường. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp từ bỏ hoàn toàn những sản phẩm - khách hàng hiện tại, mà hãy cải tiến nó để nó phục vụ được số đông khách hàng hơn (lấy số lượng khách gia tăng để bù lợi nhuận mất đi do giảm giá) Để làm được việc đó thì vai trò của Marketers là vô cùng quan trọng. Chính họ là người phải thấu hiểu những khó khăn, những vấn đề mà nhân loại đang gặp phải để có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới, hay cải thiện n

Chuyện BigC ngừng nhập hàng may mặc của Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Việt sẽ cảm thấy lo lắng về thông tin này?! Nhiều người tiêu dùng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi biết được thông tin này?! Những ai đang cảm thấy bị lo lắng hay xúc phạm thì xin hãy chậm lại một chút để trả lời những câu hỏi sau: 1. Big C có phải là siêu thị duy nhất ở Việt Nam hay không? 2. Khi bạn đi mua hàng ở siêu thị, bạn có ưu tiên mua hàng Việt hay không? Câu hỏi thứ nhất dành cho các doanh nghiệp Việt, bởi vì nếu như trong chiến lược kênh phân phối thì doanh số bán từ Big C chỉ chiếm một tỷ trọng không quá lớn thì bạn có thể chuyển đổi phân phối hàng sang các siêu thị hoặc nhà bán lẻ khác. Đồng thời có thể đẩy mạnh kênh phân phối riêng của mình. Và bạn hãy lưu ý đến câu hỏi thứ 2 để biến người tiêu dùng thực sự muốn gì. Câu hỏi thứ hai dành cho người tiêu dùng, vì đa số người tiêu dùng Việt Nam họ không ưu tiên dùng hàng Việt, họ ưu tiên nhất là chất lượng, giá cả và thương hiệu sản phẩm phù hợp với họ. Vì thế những người nào đòi tẩy chay Big C

Mục tiêu của cuộc đời là gì?

"Mục tiêu của cuộc đời là gì? Đây là câu hỏi của nhiều người trước khi trở về với nơi mà ta sinh ra!!! Có người thì cho rằng sống đầy đủ, không thiếu thốn gì là  được, đó là gì? Sinh ra thì cha mẹ đầy đủ, cơm ăn không đói bữa nào, áo mặc đủ ấm, học hành không thua kém ai, ra trường có công ăn việc làm đầy đủ, lập gia đình, dựng nhà, sinh con, cưới vợ gả chồng cho còn và cuối cùng an hưởng tuổi già và ra đi thanh thản.  Chắc có lẽ đây là điều mà nhiều người mơ ước. Nhưng có bao giờ là đủ, người ta phải muốn rằng mình phải tài giỏi hơn người, giàu có hơn người, danh vọng vang xa, nhiều người biết tiếng. Rồi cứ thế cuộc sống cuốn mình đi và đôi lúc mình tự hỏi mình sinh ra trên đời này làm gì?  Cũng chỉ thoáng qua thôi rồi biến mất với những mục tiêu mình đang mong muốn hướng tới. Đạt mục tiêu rồi thì sao? Thì lại phải đặt ra mục tiêu khác! Rồi cứ thế mà cuốn theo, cứ tưởng rằng mình kiểm soát được hết mọi thứ, nhưng có một thứ mà mình không bao giờ kiểm soát được: đó chính là..

Quan điểm của thầy Tùng về khởi nghiệp

Quan điểm của mỗi người về một vấn đề nào đó thường sẽ khác nhau, bởi vì họ có trải nghiệm khác nhau về vấn đề đó. Khi gặp phải những quan điểm trái chiều, đừng vội phê phán ai sai mà hãy đứng trên vị trí của mình xem cái nào là phù hợp với mình. Không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không mà thôi. Còn đối với tôi, quan điểm về khởi nghiệp như sau: 1. Vấn đề của khởi khởi nghiệp không phải chỉ có mỗi tiền mà còn nhiều yếu tố khác như ý tưởng và cộng sự. Tiền chỉ quan trọng khi bạn muốn mở rộng quy mô. 2. Trước khi bắt đầu làm một việc gì (không chỉ là khởi nghiệp) tôi luôn nghĩ đến trường hợp xấu nhất là gì (thất bại), tôi sẽ tự hỏi mình là có chấp nhận được điều đó không, hỏi cho đến khi câu trả lời là có thì bắt tay vào làm. Vì khi đã chuẩn bị tâm lý rồi thì dù có thất bại mình cũng ko bị sốc, bị gục ngã. Tôi thuộc trường phái không chấp nhận rủi ro cao trong kinh doanh.

9 nguyên tắc nếu tôi làm giáo dục

1. Truyền dạy hết những gì mình biết, không dấu nghề để được dạy thêm 2. Không lấy tiền của học sinh hoặc cha mẹ học sinh dưới bất kỳ hình thức nào. 3. Điểm chác chỉ là một con số đánh giá mang tính thời điểm chứ không nói nên việc học sinh giỏi thì điểm cao, dốt thì điểm thấp. Điểm chỉ nên là phần thưởng mang tính động viên, nghĩa là thái độ của học sinh với việc học sẽ quyết định em đó có được nhiều điểm hơn hay ít hơn. Có thể hiểu điểm cao là học sinh đó tốt hơn, tử tế hơn chứ không phải là thông minh hơn. 4. Học sinh nên được quyền tự do tranh luận, nêu lên quan điểm của mình. Quan điểm của thầy giáo chỉ là tham khảo chứ không phải là chuẩn mực 5. Sẽ có những học sinh cực kỳ xuất sắc, nếu vậy thì em đó phải được quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt chứ không nên kéo xuống cho bằng chuẩn với những học sinh khác. 6. Giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy học sinh cách làm người. Vậy nên đã không phải là người tử tế thì không nên theo nghề giáo dục.

Khi nào thì nghề Sales thất nghiệp?

Có thể sẽ có nhiều người cho rằng nghề bán hàng - Sales sẽ chẳng bao giờ mất đi, vì con người chẳng bao giờ ngừng mua sắm cả! Điều này hoàn toàn đúng cho đến khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử và tiền điện tử, và quá trình mua hàng của bạn chẳng liên quan gì đến một nhân viên Sales nào cả?! Quy trình của việc này chỉ đơn giản như sau: 1. Vì một lý do nào đó bạn xuất hiện một nhu cầu mua một món đồ nào đó! 2. Bạn search Google để tìm hiểu thông tin về sản phẩm đó! 3. Sản phẩm đó hiện lên kết quả tìm kiếm đầu tiên và nó nằm trên một trang thương mại điện tử. 4. Bạn vào trang đó để đọc mô tả sản phẩm và giá cả của nó cũng như sản phẩm tương đương. Bạn vẫn chưa quyết định mua! 5. Bạn lướt Facebook và liên tục nhận được những thông tin khuyến mãi về sản phẩm bạn đang cần. Bạn cũng chưa chọn được sản phẩm ưng ý. 6. Sáng sớm bạn mở báo ra đọc và lại thấy hiện banner thông tin sản phẩm bạn đang quan tâm. 7. Bạn quay ra mở trang thương mại điện tử lên t