Skip to main content

Posts

Quan điểm về triết lý nhân sinh

- Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người. - Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng. - Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tu...

Covid-19 giúp chúng ta tỉnh táo hơn!

1. Covid-19 đang khiến cho một số các quốc gia bị lao đao, thậm chí như nước Mỹ là nước không hề bị chiến tranh tổn hại nhưng rồi số người chết cũng ngang ngửa với một cuộc chiến tranh. Vì thế đừng nghĩ rằng chúng ta sẽ an toàn ở những quốc gia phát triển. 2. Covid-19 khiến cho chúng ta phải sống có khoảng cách hơn, và chính những người giao du rộng, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người lại là những người nguy hiểm nhất. Vậy nên qua đợt Covi d này chúng ta cần nhìn nhận lại các mối quan hệ xã hội của mình, không cần tiếp xúc với quá nhiều người, vì 80% những người bạn quen biết chỉ mang lại 20% giá trị cho bạn thôi! 3. Covid-19 khiến chúng ta phải nghiêm túc hơn với công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Chúng ta hoàn toàn có thể làm việc trực tuyến và có thể bưng cả công ty lên đám mây (cloud) được. Vì thế ngoài kỹ năng quản trị thì một CEO sau này phải là những người am hiểu về công nghệ thông tin. 4. Covid-19 khiến chúng ta phải quan tâm đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm mô...

Rất cần các tổ chức từ thiện giúp phổ cập cách sử dụng Smart-Phone!

Như các bạn biết rằng hiện nay Chính phủ đang thúc đẩy nền kinh tế 4.0, mà muốn có vậy thì bắt buộc phải có những công dân 4.0 Thêm thông tin nữa là các nhà mạng và các nhà sản xuất điện thoại smart phone ở Việt Nam đã đồng ý hợp tác với nhau để có thể dưa ra thị trường những chiếc Smart-phone giá chỉ 500k. Điều này có nghĩa là hầu hết người dân đều có khả năng mua cho mình một chiếc Smart-phone để bước vào t hế giới số. Vấn đề công cụ thì đã được giải quyết, nhưng nếu có công cụ mà không biết cách sử dụng một cách hiệu quả thì cũng không mang lại nhiều giá trị thiết thực. Vậy nên mình nghĩ rằng các tổ chức từ thiện hoặc các nhóm hoạt động xã hội hiện nay ngoài việc cung cấp tiền và nhu yếu phẩm cho những người khó khăn thì các bạn cũng có thể cân nhắc việc mở những lớp học dạy về cách sử dụng Smart-phone một cách hiệu quả cho những người khó khăn hoặc những người ở nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với Smart-phone. Khi càng nhiều người biết cách sử dụng Smart-phone một cá...

Mạng xã hội là "nguồn sống mới" của báo chính thống!

Trong thời gian Covid-19 này, facebook của mình follow rất nhiều báo chính thống (mình định nghĩa nó là những tờ báo được Bộ TT&TT cấp phép) và mình nhận ra rằng các báo rất, rất cần các nguồn tin từ mạng xã hội. Nếu như ngày xưa các nội dung thông tin của báo đến từ phóng viên là chính thì bay giờ mình nghĩ rằng thông tin sẽ dần được lấy hoàn toàn free từ "các nhà báo không lương" trên mạng xã hội. Nhược điểm của những thông tin trên mạng xã hội là rất dễ là những fake news (tin giả) nhưng ưu điểm là cập nhật nhanh và dễ dàng đo lường được sự quan tâm của độc giả nhờ các chỉ tiêu như (view, share, like, comment,...) Nhiệm vụ của các báo chính thống là lựa chọn thông tin trên mạng xã hội và biến nó trở thành true news (tin thật). Và cần lưu ý ở đây là các báo chính thống cần phải thật cân nhắc khi đưa tin, hãy vì độc giả mà sàng lọc tin cho kỹ trước khi đưa, hãy chấp nhận chịu thua mạng xã hội ở độ trend, độ hot để có được độ chất. Còn ở phia độc giả, chúng ta t...

Nước mình còn thiếu một Thạch Cảm Đang!

Một bộ phim nhưng chứa rất nhiều ý nghĩa, phần này của bộ phim nói về người anh hùng Thạch Cảm Đang sẵn sàng từ bỏ bổng lộc, chức tước, công trạng lớn của mình vừa làm mà chỉ xin được có một sự công bằng cho người bị xử án oan. Người bị oan trong bộ phim này là Lạc Hà Long Quân (mọi người xem link bên dưới sẽ biết rõ hơn). Nhưng điểm mình muốn đề cập ở đây là việc Ngọc Hoàng Đại Đế không chịu mở tuệ n hãn để nhìn về quá khứ xem rõ sự tình vì án này đã được phán quyết và cũng đã được 100 năm rồi (note: nếu mở tuệ nhãn thì thấy rõ thực hư của tất cả mọi chuyện trên đời, đây là skill mà chỉ duy nhất Ngọc Hoàng có thôi^^) Nếu như mở tuệ nhãn ra mà thấy Lạc Hà Long Quân bị oan thực sự thì chứng tỏ rằng Ngọc Hoàng cũng có lúc xử sai và như thế thì ảnh hưởng rất lớn đến uy danh của Ngọc Hoàng và Thiên Đình. Chính vì suy nghĩ đó mà Ngọc Hoàng không muốn chấp nhận rủi ro này. Thế nhưng bằng tấm lòng chính trực của mình, người anh hùng Thạch Cảm Đang sẵn sàng chống lại cả thiên đình, tự ...

Thế giới "như-là" & thế giới "như-nó-phải-là"

Mỗi con người chúng ta đều có hai thế giới, một thế giới "như-là" chính là cái thế giới thực tại mà chúng ta đang sống, là thế giới của đám đông. Ở đó, mỗi chúng ta phải cố gắng làm sao giống với cái của xã hội nghĩ nhất, số đông mọi người nghĩ nó đúng, nó đẹp thì có nghĩa là bản thân chúng ta phải chấp nhận rằng nó đúng và nó đẹp. Ví dụ, bạn có cho rằng bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa Vinci đẹp không?  Tôi cảm đoan với bạn rằng có đến 90% mọi người sẽ công nhận rằng nó đẹp. Nhưng liệu có chắc rằng bạn thấy nó đẹp khi bỏ đi tất cả những lời nhận xét đánh giá của mọi người về nó đi không?! Trái ngược với đó là thế giới "như-nó-phải-là", đây chính là thế giới của mỗi cá nhân muốn sống nhất hay ước mơ được sống nhất. Tại thế giới này, mỗi người đều có thể sống thật với chính mình, được làm theo ý mình chứ không phải theo ý kiến số đông. Nếu tôi cho rằng nó không đúng, không đẹp thì nó-phải-là như thế mặc dù số đông đi ngược lại nhận định của mình. Lại bàn về ...

Đạo đức giả là một phần không thể thiếu của thế giới này!

Từ "đạo đức giả" chỉ cần nghe thôi thì hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng nó mang hàm ý xấu và chẳng ai muốn nhận mình là "đạo đức giả" cả. Thậm chí bạn sẽ nhảy dựng lên và tấn công ai đó (bằng tranh luận hay hành động) nếu người đó dám bảo bạn là đồ "đạo đức giả". Nhưng đạo đức giả là một phần không thể thiếu của mỗi người, nó tồn tại trong mỗi chúng ta. Vì sao ư, vì chúng ta sống tập thể, chúng ta chịu  ảnh hưởng bởi những giá trị của xã hội nên chúng ta không thể làm ngược lại với số đông. Và khi chúng ta không phải là chính mình thì đó chính là "đạo đức giả". Vậy nên có ai dám cam đoan là mình hoàn toàn làm theo mọi thứ mình nghĩ mình muốn chứ không phải là theo những cái mà xã hội cho rằng nên làm không? Đạo đức giả không làm cho xã hội xấu đi nhưng nó cũng không giúp cho xã hội văn minh hơn. Đạo đức giả chỉ khiến cho cuộc sống của mỗi người kém hạnh phúc hơn thôi, vì hạnh phúc chính là khi mình là chính mình và mình sống thật với chính m...